• Shuffle
    Toggle On
    Toggle Off
  • Alphabetize
    Toggle On
    Toggle Off
  • Front First
    Toggle On
    Toggle Off
  • Both Sides
    Toggle On
    Toggle Off
  • Read
    Toggle On
    Toggle Off
Reading...
Front

Card Range To Study

through

image

Play button

image

Play button

image

Progress

1/25

Click to flip

Use LEFT and RIGHT arrow keys to navigate between flashcards;

Use UP and DOWN arrow keys to flip the card;

H to show hint;

A reads text to speech;

25 Cards in this Set

  • Front
  • Back
Khái niệm của BH?
Là sự cam kết bồi thường của người BH đối với người được BH về những thiệt hại, mất mát của đối tượng BH do những rủi ro đã thoả thuận gây ra, với điều kiện người được BH đã thuê BH cho đối tượng BH đó và nộp cho người BH một khoản tiền gọi là
phí BH.
Đặc điểm của BH? (Bản chất của bảo hiểm )
- Đối tượng bảo hiểm: Tài sản, con người, trách nhiệm.
- Rủi ro được BH: là những rủi ro đã thỏa thuận trong hợp đồng. Người BH chỉ bồi thường những thiệt hại do những rủi ro đã thỏa thuận gây ra mà thôi
- Người được BH: Phải nộp phí theo các điều khoản quy định
- Công ty BH: Khi có tổn thất xảy ra phải dẫn chiếu lại các điều khoản trên để có chế độ bồi thường thích hợp.
- BH là 1 ngành kinh tế trong xã hội.

Bảo hiểm là một sự cam kết về mặt kinh tế.
Thực chất là quy trình biến đổi tổn thất cá thể không dự đoán được thành tổn thất cộng đồng dự đoán được.
4 cách Phân loại BH là?
- cơ chế hoạt động
- tính chất
- đối tượng
- quy định của pháp luật
Giá trị của bảo hiểm?
Giá trị bảo hiểm là giá trị của đối tượng bảo hiểm công
với các chi phí hợp lý.
Note: khi mua giá CIF nếu xảy ra rủi ro thì công ty BH phải đền bù trên giá CIF bao gồm C, I, F
Trị giá bảo hiểm và số tiền bảo hiểm có quan hệ với nhau như thế nào ?
Số tiền bảo hiểm luôn nhỏ hơn hoặc bằng giá trị bảo hiểm và số tiền bảo hiểm luôn được yêu cầu dựa trên cơ sở giá trị của bảo hiểm.
"=" -> bảo hiểm ngang giá
"<" -> BH dưới giá trị
Thế quyền trong bảo hiểm là gì ? (ví dụ trong đề cương k46)
Thế quyền bảo hiểm là quyền của một bên, sau khi hoàn thành nghĩa vụ pháp lý với một người, được quyền thay thế vị trí của người đó cũng như hưởng mọi quyền lợi hợp pháp của người đó để đòi người thứ ba có trách nhiệm bồi thường cho mình. Số tiền bồi thường mà công ty bảo hiểm đòi được của bên thứ ba không được vượt quá số tiền đã bồi thường cho người được bảo hiểm
K46:
Tác dụng của thế quyền?
Tác dụng của thế quyền: bản chất của thế quyền là để người được bảo hiểm không thể kiếm lời từ việc đồng thời lĩnh tiền bồi thường của bảo hiểm và của bên thứ ba. Ngoài ra thế quyền còn giúp cho hoạt động của người được bảo hiểm hoạt động trơn tru hơn do không mất thời gian đi khiếu nại bên thứ ba. Bảo hiểm cũng có lợi vì bảo hiểm có nghiệp vụ nên việc đòi bồi thường diễn ra nhanh và đầy đủ hơn.
k46:
+ giúp giảm phí bảo hiểm (detail đề cương)
+ giảm các vụ kiện (detail đề cương)
Đối tượng của bảo hiểm là gì ?
Đối tượng bảo hiểm là tài sản hoặc lợi ích đem ra mua bảo hiểm
Các loại đối tượng của bảo hiểm?
Ba đối tượng bảo hiểm
+Tài sản: ví dụ như hàng hóa
+Con người : có thể mua bh nhân thọ hoặc phi nhân thọ liên quan đến con người.
+Trách nhiệm dân sự: Trách nhiệm dân sự của người được bảo hiểm đối với bên thứ ba
Nguyên tắc lợi ích BH ?
Người được bảo hiểm phải là người có lợi ích bảo hiểm.
Lợi ích bảo hiểm là việc lợi ích của một người phụ thuộc vào, liên quan tới hoặc bị chi phối bởi việc an toàn hay không an toàn của đối tượng bảo hiểm
ví dụ: sau khi hàng hóa đã chuyển quyền sở hữu từ người bán sang người mua rồi bị tổn thất, chỉ có người mua là người có lợi ích bảo hiểm được quyền đòi bồi thường từ công ty bảo hiểm
Trình bày các biện pháp đối phó với rủi ro con người đã và đang áp dụng ?
1. Tránh rủi ro: Ví dụ mều phải chuyển tiền trả cho dê nhưng để tránh rủi ro mều đã chọn cách không chuyển nữa. Lợi ích là mều tránh được rủi ro. Hạn chế là mều không trả đươc tiền cho dê ^^
2. Hạn chế rủi ro. Ví dụ mều có thể thuê vệ sĩ đẹp trai, khoai to đi theo bảo vệ mều hoặc cất giữ tiền thật kín, bảo mật thông tin có thể hạn chế được rủi ro cướp. -> nhược điểm là ko thể ngăn ngừa hết được rủi ro
3. Tự bảo hiểm: mều sẽ tích góp một khoản tiền tương đương với số tiền phải chuyển cho dễ. Nếu lỡ mất thì còn lấy khoản tiền đó ra bồi thường -> nhược điểm là không phải tổ chức cá nhân nào cũng nhiều tiền để dự trữ, đôi khi tiền dữ trữ không đủ cho rủi ro lớn xảy ra, gây đọng vốn của xã hội
4. Chuyển nhượng rủi ro, hay chính là bảo hiểm. Mều sẽ mua bảo hiểm cho rủi ro mất xèng. Đúng hơn trong trường hợp này mều sẽ thuê một anh đẹp trai menly chuyển tiền hộ ^^ -> khắc phục được tối đa nhược điểm của biện pháp 3
Các nguyên tắc của BH ?
5 Nguyên tắc:
+Nguyên tắc bảo hiểm một rủi ro chứ không bảo hiểm một sự chắc chắn
+Nguyên tắc thứ hai: Trung thực tuyệt đối
+Nguyên tắc thứ ba: lợi ích bảo hiểm
+Nguyên tắc thứ tư: Nguyên tắc bồi thường
+Nguyên tắc thứ năm: Nguyên tắc thế quyền
Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm thương mại ? ( hoặc câu hỏi so sánh hai loại bảo hiểm này->anh tham khảo thêm k46 nhá)
Giống nhau:
+Đều là bảo hiểm ( Đều được bồi thường tổn thất khi có rủi ro,..)
+ Nguyên tắc là lấy số đông bù số ít
+ Quỹ bảo hiểm chủ yếu được tạo lập từ thành viên tham gia BH
Khác nhau:
+Bảo hiểm xã hội là bảo hiểm do cơ quan nhà nước, đoàn thể hoặc công ty mua cho nhân viên của mình để hỗ trợ ốm đau, bệnh tật, chết...
Bảo hiểm thương mại là bảo hiểm do các công ty bảo hiểm bán mang tính kinh doanh.
+Bảo hiểm thương mại không bắt buộc. Bảo hiểm xã hội bắt buộc
+Bảo hiểm xã hội nhằm mục đích xã hội. Bảo hiểm thương mại nhằm mục đích thương mại
+Phạm vi bảo hiểm xã hội liên quan trực tiếp đến người lao động và thành viên trong gia đình họ và chỉ diễn ra trong từng quốc gia. Hoạt động của bảo hiểm thương mại rộng hơn không chỉ diên ra trong một quốc gia mà còn trải rông xuyên quốc gia có mặt ở tất cả lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội bao gồm cả bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ
+Bảo hiểm xã hội thực hiện các quy định theo chính sách xã hội của nhà nước trong từng thời kỳ để đảm bảo sự phát triển kinh tế - xã hội, ổn định chính trị quốc gia. Bảo hiểm thương mại thực hiện theo cơ chế thị trường và nguyên tắc hạch toán kinh doanh. Quan hệ giữa mức đóng và mức hưởng là quan hệ tương đồng thuần túy, tức là tương ứng với mỗi mức đóng góp bảo hiểm nhất định thì khi xảy ra rủi ro sẽ nhận được một mức quyền lợi tương ứng quy định trước
+ Đối tượng của BH: BHXH là thu nhập của người lao động, BHTM: tính mạng, tình trạng sức khỏe, con người,tài sản, trách nhiệm dân sự
Phí bảo hiểm ? (xem lại cho em câu này nhá)
Phí bảo hiểm được xác định dựa trên tích số của tỉ lệ phí bảo hiểm và số tiền bảo hiểm
Số tiền bảo hiểm thì được xác định dựa trên cơ sở giá trị bảo hiểm, trên lý thuyết, số tiền bảo hiểm nhỏ hơn hoặc bằng giá trị bảo hiểm.
Tỉ lệ phí bảo hiểm phụ thuộc vào nhiều yếu tố, liên quan đến độ an toàn, xác suất xảy ra rủi ro cũng như các yếu tố như bao bì, đóng gói; quãng đường/ tuyến đường di chuyển; Loại phương tiện chuyên chở; cách xếp dỡ; điều kiện bảo hiểm; quan hệ với công ty bảo hiểm; chính sách quốc gia
Điều kiện của thế quyền? (cho ví dụ)
Thế quyền xảy ra trong bảo hiểm khi:
+Sự việc được bảo hiểm
+Có lỗi của người thứ ba trong sự kiện bảo hiểm
+Người được bảo hiểm đồng ý chuyển quyền cho doanh nghiệp bảo hiểm
+Công ty bảo hiểm đã bồi thường đầy đủ cho người được bảo hiểm
+Thế quyền không phải áp dụng với tất cả hợp đồng bảo hiểm, ví dụ như hợp đồng bảo hiểm con người thì không áp dụng thế quyền
+Đối với những hợp đồng bảo hiểm khi bồi thường áp dụng nguyên tắc bồi thường theo chi phí thực tế phát sinh (BH tài sản, BH TNDS) thì có thể áp dụng thế quyền. Còn đối với những hợp đồng bảo hiểm áp dụng nguyên tắc khoán khi bồi thường (BH con người) thì không áp dụng thế quyền.
k46 có thêm cái bồi hoàn gì đó anh ạ
Số tiền bảo hiểm ?
Số tiền bảo hiểm là số tiền người được bảo hiểm yêu cầu và được bảo hiểm. Số tiền bảo hiểm thường nhỏ hơn hoặc bằng giá trị bảo hiểm
Phân tích nguyên tắc bảo hiểm một rủi ro chứ không bảo hiểm một sự chắc chắn?
Nguyên tắc này nói rằng bảo hiểm chỉ bảo hiểm cho những rủi ro chứ không bảo hiểm cho một sự kiện chắc chắn
Rủi ro được hiểu ở đây là một sự kiện có phân phối xác suất nhất định, nhưng không chắc chăn xảy ra hoặc ko rõ thời gian xảy ra gây ra tổn thất cho đối tượng bảo hiểm và có thể lượng hóa về mặt kinh tế
Phan tích nguyên tắc trung thực tuyệt đối
Nguyên tắc này phát biểu rằng các bên phải tuyệt đối tin tưởng nhau và phải cung cấp cho nhau đầy đủ và kịp thời tất cả thông tin mà mình biết hoặc đáng lẽ phải biết, liên quan đến bất kỳ vấn đề nào của hợp đồng bảo hiểm hoặc đối tượng bảo hiểm
Phân tích nguyên tắc lợi ích bảo hiểm (ví dụ trong đề cương k46)
Người được bảo hiểm phải là người có lợi ích bảo hiểm. Lợi ích bảo hiểm là lợi ích của một người có liên quan tới, phụ thuộc vào hoặc gắn liền với sự an toàn hay không an toàn của đối tượng bảo hiểm
Phân tích nguyên tắc bồi thường
Bảo hiểm phải bồi thường để khôi phục lại khả năng tài chính ban đầu cho người được bảo hiểm như là ngay trước khi xảy ra tổn thất, không hơn, không kém nhưng giới hạn trong đối tượng bảo hiểm + các chi phí hợp lý
Phân tích nguyên tắc thế quyền
Thế quyền bảo hiểm là quyền của một bên, sau khi hoàn thành nghĩa vụ pháp lý với một người, được quyền thay thế vị trí của người đó cũng như hưởng mọi quyền lợi hợp pháp của người đó để đòi người thứ ba có trách nhiệm bồi thường cho mình
Phân loại bảo hiểm theo cơ chế hoạt động ?
Phân loại theo cơ chế hoạt động: Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm thương mại ( rep ở câu bảo hiểm xã hội và thương mại rồi nhé)
Phân loại bảo hiểm theo tính chất
Bao hiểm nhân thọ và phi nhân thọ
+ Bảo hiểm nhân thọ: là bảo hiểm cho tính mạng, tuổi thọ của con người nhằm bù đắp cho người được bảo hiểm một khoản tiền khi hết thời hạn bảo hiểm hoặc khi người được bảo hiểm bị chết, bị thương tật toàn bộ vĩnh viễn....BH nhân thọ gồm các loại trọn đời, sinh kỳ, tử kỳ, hỗn hợp,..
-> chắc chắn nhận lại số tiền BH ~ gửi tiết kiệm
+Bảo hiểm phi nhân thọ: Một số hình thức như bảo hiểm sức khỏe, tai nạn, hàng hải, tài sản, cháy và rủi ro đặc biệt, xây dựng và lắp đặt,..
-> có thể tái tục hợp đồng BH. Người được bảo hiểm chỉ được bồi thường khi có tổn thất xảy ra
Phân loại bảo hiểm theo đối tượng bảo hiểm?
BH tài sản: đối tượng bảo hiểm tài sản của tổ chức cá nhân bao gồm vật có thực, tiền, giấy tờ có giá,...
BH trách nhiệm: Đối tượng bảo hiểm của loại này là trách nhiệm dân sự của người được bảo hiểm đối với người thứ ba hay đối với sản phẩm
BH con người: Đối tượng bảo hiểm là con người, các bộ phận của con người hay các đối tượng liên quan như tính mạng, sức khỏe
Phân loại bảo hiểm theo quy định của pháp luật
Luật kinh doanh bảo hiểm 2000
BH trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới
BH trách nhiệm dân sự của người vận chuyển hàng không đối với hành khách
BH trách nhiệm nghề nghiệp đối với hoạt động tư vấn pháp luật
BH trách nhiệm nghề nghiệp của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm
BH cháy nổ
BH trong hoạt động tư vấn chứng khoán và đầu tư