• Shuffle
    Toggle On
    Toggle Off
  • Alphabetize
    Toggle On
    Toggle Off
  • Front First
    Toggle On
    Toggle Off
  • Both Sides
    Toggle On
    Toggle Off
  • Read
    Toggle On
    Toggle Off
Reading...
Front

Card Range To Study

through

image

Play button

image

Play button

image

Progress

1/27

Click to flip

Use LEFT and RIGHT arrow keys to navigate between flashcards;

Use UP and DOWN arrow keys to flip the card;

H to show hint;

A reads text to speech;

27 Cards in this Set

  • Front
  • Back

Các bước chẩn đoán suy tim?

1. Suy tim


- Cơ năng


- Thực thể


- CLS: BNP > siêu âm tim


2. Cấp/mạn = 95% mạn/ 5% cấp


- cấp: suy bơm? ứ dịch?


3/ EF?


- EF >50: suy tim EF bảo tồn


- EF <40: suy tim EF giảm


- EF (40-50): suy tim EF trung gian

Cơ chế bệnh sinh của suy tim EF bảo tồn?

1. Bình thường tâm trương là thời gian đổ đầy thất


- đổ đầy nhanh sớm: 70-80%, giảm theo tuổi


- đẳng tâm trương: 5%


- nhĩ co: 15-25%


2. có 2 cơ chế quan trọng nhất


- sự thư giãn thất T


- độ cứng tâm trương thất T


3. Cơ chế khác


- RL chức năng tâm thu thất T, RL chức năng mạch máu, RL chức năng nhĩ,...

Nguyên nhân và các tình trạng liên quan đến suy tim EF bảo tồn?_ THA

- là tình trạng tim mạch liên quan thường gặp nhất ở các bệnh nhân suy tim PSTMBT


- Tăng huyết áp mạn tính là một tác nhân kích thích quan trọng đối với tái cấu trúc và các thay đổi chức năng tim. Bệnh tim do tăng huyết áp được đặc trưng bởi phì đại thất trái, tăng độ cứng mạch máu và độ cứng tâm thu thất trái, suy thư giãn và tăng độ cứng tâm trương, tất cả các yếu tố này liên quan với cơ chế bệnh sinh của suy tim PSTMBT

Nguyên nhân và các tình trạng liên quan đến suy tim EF bảo tồn?_ BMV?

- Mặc dù thiếu máu cục bộ cơ tim được biết gây ra rối loạn chức năng tâm trương nhưng vai trò của của bệnh mạch vành góp phần gây ra rối loạn chức năng tâm trương mạn tính và các triệu chứng ở bệnh nhân suy tim PSTMBT vẫn còn mang tính giả thuyết


- Các hướng dẫn điều trị suy tim khuyến cáo tái thông mạch vành ở các bệnh nhân suy tim PSTMBT mà thiếu máu cục bộ được nghĩ là góp phần gây rối loạn chức năng tâm trương

Nguyên nhân và các tình trạng liên quan đến suy tim EF bảo tồn?_ Rung nhĩ và các rối loạn nhịp khác?

- Rung nhĩ được xem là một yếu tố thúc đẩy thường gặp của tình trạng mất bù cấp ở các bệnh nhân suy tim PSTMBT


- Trong khi rung nhĩ có thể gây ra suy tim mất bù cấp ở bệnh nhân rối loạn chức năng tâm trương thì rối loạn chức năng tâm trương (khi không có suy tim) cũng là một yếu tố nguy cơ đối với rung nhĩ

Nguyên nhân và các tình trạng liên quan đến suy tim EF bảo tồn?_ Béo phì?

- các bệnh nhân suy tim PSTMBT thường béo phì hơn các bệnh nhân suy tim PSTMG, và tỉ lệ rối loạn chức năng tâm trương tăng ở những người béo phì


- Tăng mô mỡ không chỉ gây ra tình trạng tải huyết động nặng lên tim mà còn là nguồn của số lượng lớn các chất trung gian pedtide và không peptide có hoạt tính sinh học liên quan với viêm mạn tính. Tăng chỉ số khối cơ thể là một yếu tố nguy cơ đối với tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh mạch vành, và rung nhĩ, tất cả các yếu tố này liên quan với suy tim PSTMBT

Nguyên nhân và các tình trạng liên quan đến suy tim EF bảo tồn?_ Đái tháo đường?

- Mặc dù đái tháo đường dẫn đến bệnh mạch vành, rối loạn chức năng thận, và tăng huyết áp nhưng nhiều tác độngtrực tiếp của đái tháo đường và tăng đường huyết lên cấu trúc và chức năng cơ tim đã được mô tả


- Các thay đổi hình dạng trong bệnh tim do đái tháo đường bao gồm phì đại tế bào cơ tim, tăng chất nền ngoại bào (xơ hóa), và bệnh vi mạch máu trong cơ tim

Nguyên nhân và các tình trạng liên quan đến suy tim EF bảo tồn?_ Rối loạn chức năng thận?

- Ảnh hưởng quan trọng của rối loạn chức năng thận đối với tử suất và bệnh suất trong suy tim đã được xác định rõ. Các nghiên cứu đã cho thấy không có sự khác biệt về độ nặng rối loạn chức năng thận ở các bệnh nhân EF giảm hoặc bảo tồn

Nguyên nhân và các tình trạng liên quan đến suy tim EF bảo tồn?_Hội chứng ngưng thở khi ngủ?

- Hội chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn thường gặp ở các bệnh nhân có các yếu tố nguy cơ của suy tim PSTMBT (béo phì, rung nhĩ, tăng huyết áp) và suy tim PSTMG và có thể góp phần vào mức độ nặng của triệu chứng và có thể thúc đẩy tiến triển của suy tim. Ngưng thở khi ngủ do trung ương có thể xảy ra liên quan với suy tim PSTMBT nặng.

Các nguyên nhân hiếm hơn của suy tim phân suất tống máu bảo tồn?

-Bệnh cơ tim phì đại, bệnh cơ tim thâm nhiễm như amyloidosis, bệnh van tim, và viêm màng ngoài tim co thắt nên luôn luôn được xem xét ở các bệnh nhân trẻ mắc suy tim PSTMBT hoặc bệnh nhân với các đặc điểm gợi ý khác


- Bệnh cơ tim hạn chế vô căn ở người trẻ không có các yếu tố nguy cơ có thể đại diện một nhóm riêng, đặc biệt nếu có tiền sử gia đình. Tuy nhiên, biểu hiện lâm sàng và hình dạng trên siêu âm ở người lớn tuổi suy tim PSTMBT có thể giống với các bệnh nhân bệnh cơ tim hạn chế

Bệnh nhân lớn tuổi khó thở khi gắng sức, phân suất tống máu bình thường, và tăng áp phổi?

-Tăng áp tĩnh mạch phổi mạn tính trong suy tim có ảnh hưởng huyết động trực tiếp lên áp lực mạch máu phổi và gây ra co thắt động mạch phổi phản ứng có thể chậm hồi phục sau điều trị suy tim và giảm áp lực đổ đầy thất trái.


-Theo thời gian, tăng áp tĩnh mạch phổi mạn tính gây ra tái cấu trúc mạch máu phổi (bệnh mạch máu phổi sung huyết) và tăng áp phổi không thể hồi phục

Các yếu tố thúc đẩy tình trạng mất bù cấp?

Tăng huyết áp không kiểm soát, không tuân thủ chế độ ăn hoặc thuốc, rối loạn nhịp nhĩ, thiếu máu cơ tim cục bộ và các bệnh đồng mắc như nhiễm trùng, thiếu máu, hoặc các bệnh nội khoa khác thường gặp ở các bệnh nhân biểu hiện suy tim PSTMBT mất bù cấp. Ở nhiều bệnh nhân lớn tuổi sống tĩnh tại với nhiều bệnh đồng mắc, stress gây ra bởi một bệnh đồng mắc có thể thúc đẩy đợt suy tim cấp. Sau khi tình trạng suy tim hồi phục, các bệnh đồng mắc vẫn tồn tại và ảnh hưởng diễn tiến lâm sàng tiếp theo. Điều này có thể góp phần vào tỉ lệ cao tái nhập viện không do suy tim sau một đợt suy tim.

suy tim phân suất tống máu bảo tồn được chẩn đoán dựa trên tiêu chuẩn sau?

Theo hướng dẫn của Hội Tim Mạch Hoa Kỳ và Trường Môn Tim Mạch Hoa Kỳ năm 2013: 
- Các dấu hiệu và triệu chứng của suy tim.
- Chứng cớ của phân suất tống máu thất trái bình thường hoặc bảo t...

Theo hướng dẫn của Hội Tim Mạch Hoa Kỳ và Trường Môn Tim Mạch Hoa Kỳ năm 2013:


- Các dấu hiệu và triệu chứng của suy tim.


- Chứng cớ của phân suất tống máu thất trái bình thường hoặc bảo tồn và.


- Chứng cớ của rối loạn chức năng tâm trương có thể được xác định bằng siêu âm tim Doppler và thông tim

chẩn đoán suy tim EF bảo tồn dựa vào siêu âm?

So sánh suy tim EF bảo tồn và EF giảm?

ĐT suy tim EF bảo tồn?

Suy tim mất bù cấp là gì?

- ADHF là tình trạng suy tim (ST) mà triệu chứng và dấu hiệu ST mất bù mới khởi phát hay xấu dần đi đòi hỏi điều trị khẩn trương hay cấp cứu và nhập viện. Nó có thể là mới khởi phát lần đầu, tái phát thoáng qua, hay suy tim mạn mất bù cấp.


-Thuật ngữ tương đương: Hội chứng suy tim cấp


-Thuật ngữ ST mạn mất bù cấp: acute decompensation of chronic heart failure (ADCHF) là để chỉ tình trạng đợt ST mất bù này xảy ra trên nền ST mạn ổn định, thường có yếu tố thúc đẩy và nguyên nhân rõ rệt.


- Thuật ngữ suy tim cấp là để chỉ tình trạng suy tim mới khởi phát (new-onset heart failure) thường do các nguyên nhân cấp tính (hội chứng mạch vành cấp, tăng huyết áp không kiểm soát, suy van cấp tính, viêm cơ tim, …)

Trước BN ADHF, 4 câu hỏi cần trả lời là?

1. Có đúng là ADHF không (hay bệnh phổi mạn, thiếu máu, suy thận…)?.


2. Nguyên nhân và yếu tố thúc đẩy là gi?


3. BN có bị đe dọa tính mạng cần điều trị khẩn cấp không (thiếu oxy, tụt HA, suy đa cơ quan…)?4. Lựa chọn biện pháp chẩn đoán nào?, tiên lượng BN?, điều trị cấp thời và tiếp theo như thế nào?

1. Có đúng là ADHF không (hay bệnh phổi mạn, thiếu máu, suy thận…)?.

Hội đủ 3 tiêu chuẩn sau với điều kiện mới khởi phát hay xấu dần
-        Triệu chứng điển hình của suy tim: khó thở lúc nghỉ hay gắng sức, mệt, phù mắt cá chân…     VÀ
-      ...

Hội đủ 3 tiêu chuẩn sau với điều kiện mới khởi phát hay xấu dần


- Triệu chứng điển hình của suy tim: khó thở lúc nghỉ hay gắng sức, mệt, phù mắt cá chân… VÀ


- Dấu hiệu điển hình của suy tim: nhịp tim nhanh, thở nhanh, TM cổ nổi, gan to, phù ngọai biên, rales ở phổi… VÀ


- Bằng chứng khách quan bất thường cấu trúc và chức năng tim lúc nghỉ: tim to, gallop, âm thổi, bất thường trên SAT, tăng

Cần phân biệt với bệnh gì?

Nếu STC thì nn là gì?

Nếu STM mất bù thì tìm YT thúc đẩy?

Tiên lượng suy tim mất bù cấp?

Có nguy cơ nguy hiểm tính mạng ko?

Đánh giá bệnh nhân suy tim mất bù cấp?

1. triệu chứng lâm sàng: dấu hiệu suy tim, yếu tố thúc đẩy, bệnh kết hợp


2. CLS: ECG, XQ (phù phổi), XN máu( troponin, BNP), siêu âm tim, khác (chức năng tuyến giáp, cortisol)



ĐT suy tim mất bù cấp?_Thuốc?

Tiếp cận ĐT suy tim mất bù cấp?